10 'tuyệt chiêu' làm bài thi Hóa học đạt điểm cao

Trang chủ»Thư Viện»Tin tức»10 'tuyệt chiêu' làm bài thi Hóa học đạt điểm cao
Loading...

10 'tuyệt chiêu' làm bài thi Hóa học đạt điểm cao

10 'tuyệt chiêu' làm bài thi Hóa học đạt điểm cao
 
        1. Chuẩn bị trước kỳ thi
   Tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc thí sinh đạt điểm cao, vì vậy, hãy thư giãn, đừng quá căng thẳng và tự gây áp lực. Các em làm bài thi hết sức, xong môn nào, hãy tạm gạt sang một bên để tập trung môn khác.
     Từ nay đến ngày thi, các em chú ý ngủ và dậy đúng giờ, ăn uống đầy đủ, những ngày thi không nên ăn đồ lạ. 
     Thí sinh nên đọc lại những lý thuyết khó nhớ nhất trong sách giáo khoa mang tính rà soát chứ không nên nhồi nhét.
      Các em cũng nên xem lại các đề thi đại học những năm gần đây, đề thi minh họa. Tuy nhiên, đọc lại để định hướng cách làm, rèn tư duy chứ không phải ngồi làm lại tất cả.
        2. Trong quá trình làm bài thi
     Các em hãy làm bài thi theo kỹ năng làm bài tự luận hoặc trắc nghiệm chung, như làm câu dễ trước, câu khó sau; phân bổ thời gian làm bài…, đồng thời chú ý thêm các kỹ năng riêng đối với môn Hóa học như sau:
- Làm trước câu hỏi lý thuyết vì phần lớn là câu dễ, nếu không làm được hãy tạm bỏ qua.
- Bài tập: Làm phần chắc chắn trước. Trong đề thi, các bài tập hữu cơ và vô cơ thường được xếp xen kẽ. Các em nên chọn làm vô cơ hay hữu cơ trước để tập trung kiến thức. 
- Nguyên tắc làm bài tập: Nếu quá 3 phút/1 câu trắc nghiệm, 10 phút/ 1 câu tự luận, các em không tiếp tục làm câu đó nữa để đảm bảo thời gian làm những câu còn lại. Hãy quay lại làm các câu khó, cực khó cuối cùng.
- Nháp cũng cần kỹ năng: Giấy nháp là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các em trong quá trình làm bài thi. Các em nên nháp gọn gàng, rõ ràng, không nên lộn xộn. 
- Bài thi có nhiều bài tập, các em nháp lộn xộn, sẽ khó kiểm tra lại. Tốt nhất, thí sinh nên nháp xong bài nào thì kẻ ngang tờ giấy để phân cách những bài còn lại.
- Lưu trữ các ý tưởng quan trọng đối với các câu chưa tìm ra đáp số. Học sinh hãy ghi lại các ý đã phân tích được như sơ đồ phản ứng, phép tính, để khi làm lại có thể tiết kiệm thời gian. 
- Với các bài đã cố gắng hết sức mà không ra kết quả, thí sinh cũng đừng vội nản. Phương pháp may rủi cũng cần có tính toán. Hãy cố gắng kết hợp tất cả thông tin có thể tìm ra đáp án.
- Phân bổ thời gian hợp lý cho bài thi. 
- Chú ý tận dụng hết thời gian làm bài, không nên ra sớm, hãy để 5-10 phút để kiểm tra lại bài làm trước khi nộp.
 
Trung tâm Luyenthi CLC
Thầy giáo: Nguyễn Bá Thịnh
 

Liên hệ

Trung Tâm Luyenthi CLC

Nơi ươm mầm tài năng và thắp sáng ước mơ

Địa chỉ :số 4 hẻm 44/64/10 Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Hotline : 0969 330 758 - Email : [email protected]

Facebook

Bản đồ