NHỮNG ĐIỀU PHỤ HUYNH , HỌC SINH CẦN BIẾT
ĐẶC ĐIỂM CÁCH THI CHỌN ĐẦU VÀO và PHONG CÁCH HỌC CỦA CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
I, ĐẦU VÀO
Hiện nay có 8 trường chuyên cấp 3 trên địa bàn Hà Nội gồm:
+ Trường THPT Chuyên KHXH và Nhân văn (HSSH) - Trực thuộc Trường ĐH KHXH & NV
+ Trường THPT chuyên ngoại ngữ (FLSS) - Trực thuộc Trường ĐH Ngoại Ngữ
Cả 3 trường này đều thuộc ĐHQG HN.
+ Trường THPT chuyên ĐH Sư Phạm - Trực thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
+ Trường THPT chuyên Amstecdam
+ Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ
+ Trường THPT chuyên Sơn Tây,
+ Hệ chuyên - Trường THPT Chu Văn An.
Trong 8 trường chuyên cấp 3 kể trên thì có 4 trường chuyên Ngữ, chuyên KHTN, chuyên KHXH & NV và chuyên Sư phạm là không thuộc sự quản lý của Sở GD Hà nội.
1. Các trường chuyên của Sở GD Hà nội: chuyên Ams, chuyên Nguyễn Huệ, chuyên Chu Văn An và chuyên Sơn Tây thì cùng 1 đề, bao gồm các môn: Toán, Văn, Anh và môn chuyên.
- Cách ra đề của chuyên Sở thì thiên về môn chuyên thì cực khó, còn các môn Toán, Văn thì bình thường nhưng thiên về câu chữ và cách trình bày.
- Học sinh thi công lập thường hay bị trừ bởi các điểm lặt vặt trong bài, cách trình bày Toán, Văn, v..v.
- Bắt đầu từ năm học 2018-2019 học sinh thi vào 10 sẽ phải thi thêm 2 môn là Anh và một môn bắt buộc bất kỳ trong các môn (GDCD, lý, hoá, sinh, sử, địa).
- Cách tính điểm xét tuyển: trung bình cộng của (môn chuyên x2+ toán+ văn+ anh+ môn thứ tư).
- Các trường chuyên của Sở sẽ phù hợp với các bạn học đều các môn chứ không hẳn chỉ phụ thuộc vào môn chuyên. Thực tế các năm trước có những bạn điểm chuyên khá thấp nhưng vẫn đỗ vào trường chuyên vì có điểm toán, văn, anh kéo lại.
2. Trường chuyên Sư Phạm thi 3 môn toán, văn, môn chuyên. Điểm xét tuyển tính môn chuyên x2 + toán + văn.
- Cách ra đề của Sư Phạm thì hơi giống cách ra đề của chuyên Sở nhưng khó hơn, dạng khác hơn, văn yêu cầu dài và khác hẳn, môn chuyên cũng khó như chuyên của Sở.
- Trường chuyên Sư phạm có hệ cận chuyên, chỉ xét tuyển theo điểm toán và văn (Thông thường thì để vào hệ cận chuyên thì không môn nào bị liệt, môn Toán và Văn từ 5 điểm trở lên và tổng 2 môn đạt 12,5đ)
3. Trường chuyên KHTN là trường thi ít môn nhất, chỉ thi Toán, Văn , môn chuyên nhưng khi tính điểm xét tuyển chỉ tính Toán + môn chuyên x2.
- Trong hệ thống trường chuyên thì chuyên KHTN có cách ra đề khá lạ, môn chuyên thường dễ thở hơn một chút so với các trường chuyên khác nhưng môn Toán thường khó nhất, thậm chí khó hơn môn chuyên toán ở đề của các trường kia.
- Các trường chuyên không thuộc Sở thường có hai hệ là hệ chuyên và hệ chất lương cao ( cận chuyên). Hệ chất lượng cao thường chọn các bạn có điểm Toán, Văn cao mà không cần quan tâm đến điểm môn chuyên.
+ Trường chuyên Sư Phạm thì xét toán + văn, trường chuyên KHTN xét điểm toán x2 + văn + tổ hợp ( tiếng anh, toán, lý hóa) + phỏng vấn. Đặc biệt với học sinh muốn vào hệ CLC của HSGS thì cần học tốt môn toán bởi trường rất đề cao môn này.
- Mấy năm nay HSGS đã có thêm một yêu cầu là điểm liệt đối với 2 môn Văn Toán là dưới 4 điểm. Dù điểm môn chuyên đạt 7-8 nhưng môn Toán điều kiện không đạt 4 thì vẫn tạch như thường. Nhiều học sinh đã phải nuốt nước mắt khi bị liệt Toán. Thực sự, để đạt được điểm 4 với môn Toán chung - Toán điều kiện của HSGS là khá khó, nếu không quen dạng và được ôn kỹ từ trong năm.
- Nếu muốn đỗ vào chuyên Tự nhiên thì các bạn nên đầu tư môn toán thật tốt, tốt gần như môn chuyên bởi ngay cả trong trường hợp bạn muốn vào hệ CLC thì điểm Toán khi đó đóng vai trò quan trọng nhất. Còn nếu muốn đỗ trường chuyên của Sở thì phải học đều cả các môn khác nữa .
- Các bạn học sinh lớp 9 mà đăng ký thi Chuyên thì cửa vào cấp 3 sẽ rộng và dễ hơn so với các bạn chỉ thi vào trường cấp Ba công lập thông thường vì:
+ 4 trường chuyên Ngữ, chuyên KHTN, chuyên KHXH & NV và chuyên Sư phạm là không thuộc sự quản lý của Sở GD Hà nội sẽ tổ chức thi trước và thi vào các ngày khác nhau - nếu học sinh dự thi một môn chuyên bất kỳ sẽ được thêm 4 nguyện vọng (thêm 4 cơ hội vào cấp 3): 2 nguyện vọng chuyên và 2 nguyện vọng CLC + 1 nguyện vọng nếu thi cả vào trường HES (thuộc trường ĐH KHGD)= 5 nguyện vọng (5 cơ hội )
Hồ sơ của các trường này phụ huynh và học sinh sẽ mua trực tiếp tại trưởng.
Mếu học sinh mà đỗ được 1 trong 4 nguyện vọng trên thì là quá tuyệt vời , nhưng nếu chẳng may mà không đỗ được thì mình cứ coi như đây là kỳ thi thử, thi để luyện tập cho kỳ thi lớp 10 công
+ Trường chuyên của sở sẽ diễn ra vào cùng ngày và đề thi các môn Toán, Văn , Anh điều kiện sẽ cùng đề với thi lớp 10 công lập - học sinh chỉ mất thêm 1 buổi đi thi môn Chuyên .
Hồ sơ của các trường này thì phụ huynh đăng ký mua tại trường cấp 2 mà con đang học - nó chính là bộ hồ sơ đăng ký thi vào lớp 10 công lập của các con : Trong bộ hồ sơ này phụ huynh chỉ cần đăng ký các nguyện vọng Chuyên 1, Chuyện 2, Công 1, công 2, công 3. . .
Khi có kết quả thi lớp 10 sở giáo dục Hà Nội sẽ xét theo tuần tự : Chuyên 1 - nếu trượt thì sẽ xét Chuyên 2, nếu trượt chuyên sẽ xét nguyện vọng công 1, 2, 3
Như vậy nếu học sinh thi Chuyên sẽ có 10 nguyện vọng (10 cơ hội ) - còn nếu chỉ thi công thì chỉ có 3 nguyện vọng (3 cơ hội ) Công 1, 2, 3
II. VỀ HỌC TẬP TẠI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
1. Hệ thống trường chuyên của Sở mỗi trường đều có 1 lớp chuyên với 40 học sinh. Buổi sáng học bình thường và buổi chiều học môn chuyên.
2. Hệ thống các trường chuyên không trực thuộc Sở như Chuyên KHTN, Chuyên KHXH & NV, Chuyên Ngữ, Chuyên sư phạm - đều học như nhau đối với cả hai hệ chuyên và chất lương cao (cận chuyên), nhưng mức độ yêu cầu cao hơn, cần phải chăm chỉ học nhiều hơn. Nếu đã vào trường thì toàn bộ số học sinh chất lương cao và chuyên đều có quyền lợi như nhau ( trừ việc đóng tiền học phí).
Mỗi kỳ sẽ có 2 kỳ thi kiểm tra để tuyển học sinh vào các đội tuyển. Một khi đã được lựa chọn tham gia đội tuyển thì các môn phụ sẽ được bỏ qua và luôn có điểm số rất đẹp, nhưng phải học thêm các môn chuyên rất nặng. Riêng hệ chất lượng cao của KHTN được học thêm tiếng Anh vào các buổi chiều trong tuần.
3. Hệ chất lượng cao của Chuyên KHTN và hệ cận chuyên SP đều tiến tới đích thi đại học nên học khá nặng nhưng đồng đều về các môn và tiếng Anh hơn các lớp đội tuyển. Đặc biệt trường KHTN được dạy Tin rất nhiều và chuyên sâu. Học sinh của trường Chuyên KHTN đều có quyền lợi như nhau trong tất cả các kỳ thi học sinh giỏi . Bởi học sinh các lớp chuyên hay CLC sẽ học tập như nhau vào buổi sáng. Tất cả học sinh nào muốn tham gia các lớp học nâng cao để thi học sinh giỏi thì đăng ký để học thêm vào buổi chiều. Thực tế đã có khá nhiều học sinh CLC đạt huy chương tại các kỳ thi học sinh giỏi.
4. Một số các bạn quan tâm đến vấn đề nếu muốn tham gia thi học sinh giỏi thì nên học trường nào???
Với hệ thống các trường chuyên của sở thì để có một chân trong đội tuyển quốc gia thì sẽ khó khăn hơn một chút so với các trường chuyên trực thuộc các trường đại học như HSGS, HSSH, FLSS hay chuyên Sư Phạm vì các trường này chỉ phải “đấu” với các bạn cùng trường thay vì phải tham gia thi vòng thành phố như học sinh các trường chuyên của Sở.
III. VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ TẠI CÁC TRƯỜNG CHUYÊN
- Hiện nay đa số các trường chuyên đều đã nhận ra tầm quan trọng của các hoạt đông ngoại khoá nên tại các trường chuyên cấp 3 thì ngoại khoá đã được coi trọng hơn xưa rất nhiều. Nhưng dẫu vậy thì Ams luôn dẫn đầu về các hoạt động ngoại khoá. Học sinh Ams khi làm hồ sơ apply đi du học thì luôn có cực kỳ nhiều các chức danh và các hoạt động ở trong trường. Nghe nói số chủ tịch câu lạc bộ có rất rất nhiều. Ví dụ có tận 13 câu lạc bộ học thuật, 11 câu lạc bộ nghệ thuật, 6 câu lạc bộ thể thao và 10 câu lạc bộ xã hội (Số liệu này chắc chắn đã cũ bởi mỗi năm trường Ams lại thêm một cơ số câu lạc bộ mới).
Tiếp đến là trường Chuyên Ngữ (FLSS), mặc dù được mệnh danh là trường chuyên 13 môn ( môn nào cũng phải học cẩn thận) thì bù lại Chuyên Ngữ cũng có rất nhiều hoạt động để các bạn có thể khẳng định mình làm đẹp hồ sơ sau này. Học sinh chuyên Ngữ xét về độ năng động thì chẳng kém gì các bạn Amser mặc dù số câu lạc bộ có vẻ khiêm tốn hơn, chỉ khoảng 17 câu lạc bộ.
Trước giờ mọi người cứ cho rằng chuyên KHTN có hoạt động ngoại khoá yếu và thiếu thì thực sai lầm. Bây giờ mọi việc đã khác xưa rất nhiều. Số học sinh nữ tại các lớp đã tăng lên rất nhiều so với các năm trước nên việc lệch đội hình đã đỡ hơn rất nhiều. Cùng với việc đó là các câu lạc bộ cũng nhanh chóng được thành lập và hoạt động đều đặn. Các bạn HSGS bây giờ đã không còn chỉ biết học mà còn biết chơi. Chất lượng hoạt động ngoại khoá cũng đã được nâng cao đáng kể, số lượng cũng nhiều, đủ để các bạn có được một bộ hồ sơ đẹp nếu cố gắng tham gia chí ít là 1 câu lac bộ ở trường tuỳ theo sở thích.
Ít số câu lạc bộ ngoại khoá nhất trong các trường chuyên ở Hà nội là trường Chuyên Sư Phạm. Nhưng với gần chục câu lạc bộ thì các bạn cũng không phải quá bận tâm lo lắng vì số học sinh trường chuyên sư Phạm khá ít.
Tóm lại, học sinh trường chuyên bây giờ không phải chỉ biết học như xưa mà khả năng chơi đã gần ngang bằng khả năng học. Với các hoạt động ngoại khoá phủ kín các tuần của các câu lạc bộ thì các bạn yên tâm rằng các học sinh trường chuyên sẽ có rất nhiều đất để thể hiện mình . Học sinh trường chuyên bây giờ không còn “đầu to mắt cận” chỉ biết học không biết chơi mà học sinh chuyên bây giờ năng động, bản lĩnh học ra học, chơi ra chơi. Bằng chứng là ngoài số các giải học sinh giỏi các môn thì các giải thể thao học sinh trường chuyên đã có, ví dụ như bóng rổ, bóng đá v..v Câu lạc bộ bóng rổ của trường HSGS cùng với câu lạc bộ bóng rổ của trường chuyên Ams và chuyên Chu Văn An là một trong những câu lạc bộ đình đám của giải bóng rổ các trường THPT thành phố Hà Nội.